Thứ Ba, 4 tháng 9, 2012

Tiểu sử giáo sư Hùng Lân



Nhạc sĩ Hùng Lân

PHÊRÔ HOÀNG VĂN HƯƠNG
1922 – 1986

Bút hiệu   HÙNG LÂN
NAM HOA       : Ý là hoa miền Nam
LÂM THANH : Tiếng ca trong rừng

THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP


  1. CUỘC ĐỜI:

23/06/1922         Sinh tại Hà Nội, Bắc Việt. Tên thật là HOÀNG VĂN HƯƠNG. Thứ 3 trong một gia đình công chức có 9 anh chị em.
1928 - 1933        Học sinh trường Gendreau (sau đổi là Dũng Lạc) và Puginier Hà Nội.
1931                      Được tuyển và Ca đoàn Nhà Thờ Chánh tòa Hà Nội
1934 – 1941          Trung học tại Chủng viện Hoàng Nguyễn, địa phận Hà Nội.
1942 – 1945         Đại học Công Giáo tại trường Saint-Sulpice Hà Nội. Học âm nhạc với Linh mục Jean Bouis. Điều khiển ca đoàn nhà thờ Chánh tòa Hà Nội.
1945                     Giáo sư âm nhạc trường Trung học Nguyễn Trãi, Hà Nội.
1948 – 1953          Giáo sư âm nhạc trường Trung học Chu Văn An, Hà Nội.
1953                     Nhập ngũ, phục vụ ngành Chiến tranh tâm lý tại phòng 5 Đệ Tam Quân khu, Hà Nội.
1955                      Phục vụ Đài phát thanh Quân đội Sàigon.
1955                      Giải ngũ, Trưởng ban phát thanh tại Nha Tổng Giám Đốc Thanh Niên và Thể Thao Sàigon.
1957 – 1965          Giáo sư  Âm nhạc trường Ca Vũ Nhạc Phổ Thông Sàigon. Tham dự Ban Sáng lập và Ban Giám Đốc trường Quốc Gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ Sàigon.      
                              Giảng dạy môn Nhạc Pháp (Solfege) từ lớp Khai Tâm đến lớp Cao Đẳng Chuyên Nghiệp.
1963                                 Cử nhân Giáo khoa Văn chương Pháp, Đại học Văn Khoa Sàigon.
1964                                 Chủ sự Phòng Phát thanh Học Đường tại Trung Tâm Học Liệu Bộ Giáo Dục, Sàigon.
1967 – 1968          Tu nghiệp về ngành Giáo dục trên Truyền thanh và Truyền hình tại Đại học đường Syracuse, thuộc tiều bang New York, Hoa Kỳ.
1971                      Bội tinh Văn Hóa Giáo Dục Đệ nhị hạng.
1971                      Giáo sư Âm nhạc tại Đai học Chiến Tranh Chính Trị Đà Lạt.
1972 - 1975           Giáo sư  Âm nhạc tại Đại học Chính Trị Kinh Doanh Đà Lạt.
1975 – 1986          Nghiên cứu và giảng dạy âm nhạc tại tư gia.

Vào tháng 09 năm 1986 nhạc sỹ Hùng Lân lâm trọng bệnh, thêm vào đó vì tuổi già sức yếu. Nhạc sỹ Hùng Lân qua đời vào ngày 17/09/1986 trong muôn ngàn thương tiếc của gia đình, thân hữu và mọi người. Nhạc sỹ Hùng Lân được an táng tại Đan Viện Thiên Bình – Long Thành

 2. THÀNH TÍCH

1938                      Nhạc phẩm đầu tay:    TIẾNG GỌI LÊN ĐƯỜNG
1944                      Hai giải thưởng hạng Nhất sáng tác tân nhạc do Hội Khuyến Nhạc Hà Nội tặng: bản VIỆT NAM MINH CHÂU TRỜI ĐÔNG và bản RẠNG ĐÔNG.
1945                      Trong ban sáng lập Nhạc đoàn Lê Bảo Tịnh và làm Trưởng đoàn cho tới 1964. Xuất bản 16 tập bài hát Công Giáo nhan đề là CUNG THÁNH (trên 350 bài).
1952                      Hai giải thưởng soạn sách giáo khoa Trung học do Bộ Giáo Dục tặng (cuốn ÂM NHẠC LỚP ĐỆ  THẤT và cuốn ÂM NHẠC LỚP ĐỆ LỤC).
1957                      Tham dự Hội Nghị Âm nhạc Đông Nam Á họp tại Manilla- Phi Luật Tân.
1957 - 1970           Thành lập và làm Trưởng ban Ca đoàn Thiên Thanh hợp tác với đài Phát Thanh Sàigon và Đài Phát Thanh Quân Đội.
1965 – 1967          Trưởng ban GIỜ TẬP HÁT hợp tác với đài Phát Thanh Sàigon.
1969 – 1970          Thành lập và làm Trưởng ban ĐỐ VUI NÔNG THÔN hợp tác với đài Phát thanh Sàigon trong chương trình Phát Triển Nông Ngư Nghiệp.
1969                      Từ tháng10, thực hiện mục hàng tuần TÌM HIỂU DÂN NHẠC VIỆT NAM trên đài Tiếng Nói Tự Do. Cho tới tháng 02 – 1971 đã được 75 kỳ và còn tiếp tục.
1970                      Từ tháng 08, thực hiện chương trình TÌM HIỂU DÂN NHẠC VIỆT NAM trên đài Truyền Hình Việt Nam. Cho tới tháng 02 – 1971 đã được 8 kỳ và còn tiếp tục.
                              Ngày 15-8-1970, thực hiện chương trình Làng Văn đầu tiên với đề tài: NỀN CA NHẠC THIẾU NHI TẠI VIỆT NAM.
1971                      Hợp tác với nhà văn Phạm Đình Tân trong chương trình Văn Hóa Tinh Việt trên đài Truyền hình Việt Nam.
1971                      Giải Nhất Bộ môn Biên khảo trong cuộc thi Giải Văn Học Nghệ Thuật Toàn quốc do Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa tặng cuốn TÌM HIỂU DÂN CA VIỆT NAM.
1973                      Trưởng tiểu ban Âm nhạc trong hội đồng Cải tổ chương trình Trung học do Bộ Giáo Dục thành lập.

3. NHẠC PHẨM:

1940                      82 bài hát công giáo in trong 16 tập CUNG THÁNH.
                              43 bài tân nhạc: Việt Nam Minh Châu trời Đông, Rạng Đông, Khỏe Vì Nước, Tiếng gọi lên đường, Cô gái Việt, Mùa Hợp Tấu, Nhớ Rừng, Ca Xuân Hẹn Ứớc, Xóm Nghèo, Sầu Lữ Thứ…v.v.
                              Bài hát Thiếu Nhi: Em Yêu Ai? Thằng Tý sún, Ông Trăng Thu v.v.
                              Tập Vui Ca Lên.
Bài Đêm Thánh vô cùng – Silent night – dịch lời Việt

1969                      15 bài hát công giáo theo âm hưởng nhạc dân tộc.
                              40 bài tân nhạc theo âm hưởng nhạc dân tộc: Duyên Tình Miền Nam, Cái Cò Lặn Lội Bờ Sông, Khêu Ngọn Đèn Loan, Thằng Bờm, Gió Thu (thơ Tản Đà), Dâng thơ (thơ Phạm Đình Tân), Hò Vọng Cổ, La Hời, Hò Ới Rằng v.v. (Tất cả đã được trình bày nhiều lần trên Radio va TV).
                              Trường Ca Từ Ngày, một suy tưởng đượm sắc thái và tư tưởng Việt Nam về mầu nhiệm Chúa Giáng Sinh (12 – 1970).



4. SÁCH GIÁO KHOA:

1950                                 CÂY ĐÀN SỐNG tập I, II. Sách dạy nhạc lý Tây phương. NXB Thế giới Hà Nội.
1952                      Âm nhạc lớp Đệ Thất. NXB Trí Đức Hà Nội.
Âm nhạc lớp Đệ Lục. NXB Trí Đức Hà Nội
                              Âm nhạc lớp Đệ Ngũ. NXB Thiên Thanh Hà Nội.
                              Âm nhạc lớp Đệ Tứ. NXB Thiên Thanh Hà Nội.

1954                                 Sách hát giáo dục: HÁT MÀ HỌC, HÁT MÀ CHƠI tập 1,2,3. Tiếng Chim Xanh tập 1,2.
1959                                             Nhạc Lý Phổ Thông, soạn cho những lớp Dự bị và Sơ Đẳng trường Quốc Gia Âm Nhạc Sàigon, Huế. NXB Thiên Thanh.
1961                      Nhạc Lý Toàn Thư, soạn cho lớp Trung Đẳng, Cao Đẳng, Tốt Nghiệp Chuyên Nghiệp trường Quốc Gia Âm Nhạc Sàigon. NXB Thiên Thanh.
Giải đáp Câu Hỏi Nhạc Lý, giải đáp 400 câu hỏi kiểu mẫu bao quát toàn bộ Nhạc lý Tây Phương. NXB Thiên Thanh Sàigon.
1962                                 Nhạc Hòa Âm và Đơn Điệu, khảo luận về nhạc ngữ trong nền Dân nhạc cổ truyền Việt Nam. NXB Thiên Thanh Sàigon.
1971                      Nhạc Pháp Phổ Thông, sách dạy nhạc Lý Tây phương và Việt nam soạn cho những lớp dự bị và Sơ Đẳng trường Quốc Gia Âm Nhạc Sàigon, Huế, và những lớp 6, 7, 8, 9 bậc Trung học. NXB Thiên Thanh Sàigon.

                              TÌM HIỂU DÂN CA VIỆT NAM. Khảo luận về nhạc ngữ trong Dân ca cổ truyền Việt nam. Giải Nhất bộ môn biên khảo Giải Văn Học Nghệ Thuật Toàn Quốc 1971.
1972                      VUI CA LÊN. 100 bản đồng ca cổ truyền tân biên giáo dục Thiếu Nhi dùng làm dẫn chứng cho cuốn TÌM HIỂU DÂN CA VIỆT NAM. NXB Thiên Thanh Sàigon.
                              100 BÀI DÂN CA VIỆT NAM. Dùng làm dẫn chứng cho cuốn TÌM HIỂU DÂN CA VIỆT NAM. Đã được duyệt y.
                              DÂN CA VIỆT NAM HÒA ÂM, 100 bản dân ca ba miền được soạn thành nhiều bè, hợp soạn với nhiều tác giả, Nhiều bản đã được giải Văn Học Nghệ Thuật Toàn Quốc.

1973 - 1986           Hùng Lân đã cho xuất bản ba tập nhạc nhan đề CaVang Lời Chúa   1,2,3.
                                    Bộ lễ Bắc Ninh – Lễ thánh Mân Côi.
                                    Bộ lễ Tuyên Khấn.
                                    Nguyện Ca – XB 1974

SƯ PHẠM ÂM NHẠC THỰC HÀNH (tập 1) – XB 1974

VUI CA HỌC ĐƯỜNG – Chương Trình Phát Thanh Học Đường – XB 1975
XƯỚNG NHẠC ( Tập 1 và 2 ) – XB 1974
XƯỚNG NHẠC ( Tập 1 và 2 ) – Cải biên
Bài tập XƯỚNG NHẠC ( Tập 1 và 2 ) - – Cải biên

THUẬT SÁNG TÁC CA KHÚC – 1977.

Bài Ca Giáo Lý (30 bài) – XB 1983.
                                    CA THUẬT – Tài liệu viết tay – XB 1985
                                    ĐIỀU KHIỂN CA NHẠC - Tài liệu viết tay – XB 1985
100 bài soạn cho Orgue (phong cầm) hoặc để độc tấu hoặc để đệm cho các ca khúc của Hùng Lân .
Dịch cuốn “Âm nhạc trong những nền văn hóa ở Thái Bình Dương, cận Đông  Á Châu”  của tác giả William P. Main
NHẠC LÝ TÂN BIÊN (Di Cảo 1975-1986)




1 nhận xét: